Huyệt trên đường kinh Đại trường

 Huyệt trên đường kinh Đại trường


Đường kinh đại trường

Kinh Đại trường

Đường đi: 

  1. Bắt đầu từ góc móng nóng trở dọc bờ ngón trở đi qua sẽ giữa hai xương bàn tay 1 và 2 (Hợp cốc)
  2. Vào chỗ hõm giữa hai gân cơ dài duỗi và ngón duỗi ngón cái (Dương khê) dọc bờ ngoài (phía xương quay) cẳng tay
  3. Vào chỗ hõm phía ngoài khuỷu (Khúc trì), dọc phía trước ngoài cánh tay
  4. Đến phía trước mỏm gai (Kiên ngung) đi theo bờ sau vai giao hội với kinh Tiểu trường ở huyệt Bỉnh phong với Mạch đốc ở huyệt Đại truỳ
  5. Trở lại hố trên đòn (Khuyết bồn)
  6. Xuống liên lạc với phế
  7. Qua cơ hoành đi xuống thuốc về Đại trường
  8. Phân nhánh từ hố trên đòn qua cổ
  9. Lên mặt vào chân răng hàm dưới rồi vòng lên môi trên
  10. Hai kinh giao nhau ở Nhân trung và kinh bên phải tận cùng ở cạnh cánh mũi bên trái, kinh bên trái tân cùng ở cánh cánh mũi bên phải để tiếp nối với kinh Vị
  11. Đại trường hợp với Cự hư thượng liêm tuyền

Giờ hoạt động mạnh nhất: từ 5 đến 7 giờ sáng. 

Liên hệ biểu lý với kinh phế

Chức năng: Có chức năng làm sạch môi trường bên trong cơ thể để kinh lạc hoạt động bình thường bằng cách dẫn truyền chất thải ra ngoài (đại tiện). Làm sạch mụn nhọt, đốm đồi mồi. Đảm nhiệm hấp thu, vận hành và phân bố tân dịch, nên các chứng bệnh đau răng, nhức đầu, viêm họng, sưng má, đau vi, đau tay, da mẫn cảm, trúng phong, đau bụng, trướng bụng, béo phì, táo bón, tiêu chảy đền liên hệ với đại tràng

Cơ quan liên hệ: miệng (răng), vai, da, mũi, họng

Huyệt thường dùng

Huyệt hợp cốc
1- Huyệt Hợp cốc – Huyệt cắt cơn đau
Vị trí: mở rộng hổ khẩu, ta thấy ở giữa xương bàn tay thứ nhất và thứ hai có một chỗ lõm xuống, đó là huyệt.
Kĩ thuật trị liệu: dùng trong trường hợp đau nhức ở đầu, mặt, mắt, tai, mũi, răng, miệng và đau bụng cấp tính, đặc biệt là chứng đau bụng kinh của phụ nữ. Dùng Hợp cốc kết hợp với huyệt Nội quan thành huyệt “tứ quan” có tác dụng trị thấp khớp. Dùng ngón cái của bàn tay kia day ấn huyệt trên bàn tay này và ngược lại, làm từ 1- 3 phút
Huyệt dương khê
2- Huyệt Dương khê – Kết hợp với huyệt Hợp cốc, Ngoại quan thì trị được chứng đau dây chằng 
Vị trí: rướn ngón tay cái lên, trên mặt trước cổ tay sẽ hiện ra hai đường gân. Chỗ lõm xuống giữa hai đường gần này là huyệt.
Kĩ thuật trị liệu: day bấm huyệt bằng ngón tay từ 1-3 phút mỗi bên
Huyệt thủ tam lý
3- Huyệt Thủ tam lý – Huyệt trị chứng viêm khớp vai 
Vị trí: khi gập khuỷu tay, đầu ngấn khuỷu tay phía ngàoi là huyệt Khúc trì, Huyệt Thủ tam lý các huyệt Khúc trì 2 thốn về phía cổ tay.
Kĩ thuật trị liệu: do độ cảm ứng rất mạnh, huyệt này có thể trị được các chứng tê cứng, bại liệt, teo cơ bắp, đặc biệt là chứng viêm khớp vai. Kết hợp với Túc tam lý giúp trị đau nhức, tê liệt ở kinh lạc. Day bấm huyệt từng bên, mỗi lần 1-3 phút hoặc lâu hơn.
Huyệt khúc trì
4- Huyệt Khúc trì – Huyệt trị chứng nhiệt 
Vị trí: Khập khuỷu tay thành góc 90 độ, chỗ lõm vào ở đầu ngấn khuỷu tay phía ngàoi chính là huyệt.
Kĩ thuật trị liệu: Huyệt có chức năng thanh nhiệt, nên rất hữu hiệu khi dùng để điều trị các chứng nhiệt như tâm trạng buồn bực, mất ngủ, mơ nhiều, táo bón, ho, thở dốc. Ngoài ra còn giúp chữa tê liệt tay. Bấm huyệt từng bên, mỗi lần 1-3 phút hoặc lâu hơn.
Huyệt kiên ngung
5- Huyệt Kiên ngung – Huyệt trị chứng đau khớp vai
Vị trí: dang rộng cánh tay, chỗ lõm xuất hiện ở chỏm xương vai là huyệt.
Kĩ thuật trị liệu: có tác dụng thông gân lợi khớp và trị đươc các chứng tê mỏi cánh tay, sưng vai, tay co giật, bại liệt, teo cơ. Bấm huyệt hoặc trà xát huyệt, vỗ huyệt từ 1-5 phút mỗi bên.
Huyệt nghinh hương
6- Huyệt Nghinh hương –  Huyệt trị viêm và nghẹt mũi
Vị trí: huyệt nghình hương nằm giữa khoé mũi
Kĩ thuật trị liệu: dùng hai ngón trỏ day ấn cùng lúc 2 huyệt ở hai bên cánh mũi. Mỗi lần làm khoảng 50 đến 100 lần.

Nguồn HocTriLieu

CHIA SẺ:

Nhận xét