Cảm xúc cũng cần được trị liệu tự nhiên

 Cảm xúc cũng cần được trị liệu tự nhiên


Cảm xúc cũng cần được trị liệu tự nhiên

Cảm xúc đến từ đâu

Cảm xúc bắt đầu từ những xúc chạm đầu tiên và cho ta cảm giác, nói thế để thấy cảm xúc bắt đầu từ khi chúng ta có cảm giác hay chính là từ lúc chúng ta mới lọt lòng mẹ. Khi mới lọt lòng mẹ em bé bắt đầu tiếp xúc với ánh sáng, mùi, vị, xúc giác, không khí, âm thanh, và các xúc giác tinh tế khác từ tâm trí của những người xung quanh. Cơ thể con người như một bộ máy tinh vi liên tục tiếp nhận các tín hiệu từ môi trường xung quanh và rồi sau khi tiếp nhận chúng ta “đáp lại” những thông tin đó bằng phản ứng của cơ thể như lời nói, hành động, ánh mắt,…

Khi mới đầu xuất hiện, những cảm xúc mỗi khi chúng ta tương tác với môi trường xung quanh thì những cảm xúc này hoàn toàn không có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ, bởi vì nó giúp cơ thể có nhận biết nhiều hơn thích nghi tự nhiên với sự thay đổi liên tục của môi trường để tồn tại và lớn lên. Cảm xúc chỉ cần trị liệu nếu như chúng ta bị nó trói buộc, chi phối trong mỗi hành động và phản ứng của bản thân. Ví dụ để dễ hiểu: khi bạn tiếp xúc với thời tiết nóng, thì bạn sẽ có cảm giác nóng và rồi có cảm xúc yêu, ghét, thích… nếu trong tâm trí có những cảm xúc như vậy mà chúng ta nhận biết được cảm xúc này, không có phản ứng thái quá thì những cảm xúc này cũng không có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta thấy nóng, rồi nảy sinh cảm xúc gét trời nóng, rồi chúng ta tiếp tục nảy sinh thêm sự bực dọc, khó chịu, muốn mau chóng làm hết cơn nóng ngay lập tức bằng cách uống thật nhiều nước đá, tắm liên tục, nằm trần trên sàn, thốc quạt vào người… thì đây là những hành động làm tổn hại cơ thể. Bởi vì sao? là do khi đó chúng ta đã bị cảm giác nóng chi phối rồi sinh ra bực bội, khó chịu thì chính sự bực bội, khó chịu sẽ làm “biến đổi” hệ thần kinh của chúng ta theo chiều hướng phản ứng thái quá. Nếu như trong trường hợp này, chúng ta đủ tỉnh táo để nhận biết là nóng và đừng bực bội, khó chịu, thay vào đó chúng ta bình tĩnh rồi xem xét làm sao để hạ hoả một cách an toàn và khoa học thì cơ thể sẽ tránh khỏi rất nhiều tổn thất không đáng có.

cảm xúc

Những cảm xúc tiêu cực làm cơ thể tắc nghẽn

Thực tế là những cảm xúc tiêu cực là một trong những nguyên nhân làm cơ thể phản ứng thái quá so với thực tế yêu cầu, chính những phản ứng thái quá không cần thiết này làm cho cơ thể chúng ta bị “quá tải” trong thời điểm đó, giống như bạn bắt chiếc xe máy của mình chạy quá tốc độ mà nhà sản xuất khuyến cáo. Cứ mỗi lần quá tải như vậy, cơ thể lại bị tắc nghẽn một phần rất rất nhỏ ở trong các mạch máu, gân cơ, ổ khớp… và cả hệ thần kinh và nội tiết nữa. Trong một ngày, chúng ta dường như đã tạo ra khá nhiều những sự tắc nghẽn rất nhỏ bé này trong cơ thể do những phản ứng thái quá xuất phát từ những cảm xúc tiêu cực gây ra, cơ thể chúng ta dần dần bị tắc nghẽn nhiều hơn, nếu như những tắc nghẽn này không được giải phóng kịp thời kì nó cũng chính là một nguyên nhân gây ra những phản ứng thái quá của cơ thể mà chúng ta rất khó nhận biết. Cơ thể lúc này đã bị rơi vào một vòng luẩn quẩn lúc nào mà ta không hay, những vòng luẩn quẩn đó như sợi chỉ vô hình dần dần quấn chặt vào những bộ phận trong cơ thể, làm cho chúng dần dần bị suy yếu, mệt mỏi, rối loạn và cuối cùng là trở thành một bộ phận bị bệnh

Trị liệu cảm xúc theo cách tự nhiên

Việc trị liệu cảm xúc hiệu quả nhất là đến từ chính người bệnh, những người đang mang trong mình những cảm xúc tiêu cực đó, để trị liệu thì cần phải tìm ra gốc gác của những cảm xúc đó và hoá giải chúng theo đúng cách. Trong bài viết này không bàn về những công cụ trị liệu của tâm lý học, mà chỉ muốn nói về cách giải quyết của trị liệu tự nhiên đối với vấn đề này mà thôi. Thực tế, để trị liệu được cảm xúc của người khác thì điều đầu tiên là người làm trị liệu cần phải có trong mình sự cân bằng cảm xúc và sự cảm nhận tinh tế trong từng động tác trị liệu của mình. Cảm xúc tiêu cực luôn ẩn náu trong cơ thể, nếu chúng ta thực sự chú tâm lắng nghe cơ thể người bệnh thì dần dần chúng ta sẽ có thể cảm nhận được những cảm xúc này đang nằm trong các lớp cơ, các gân, các khớp, các mạch máu,… nó được biểu hiện là những chỗ tắc nghẽn, những nơi trì trệ, những vùng giảm cảm giác. Người trị liệu cần phải ứng xử với những vùng này theo trình tự từ nhẹ đến mạnh, từ nông vào sâu, từ ít đến nhiều và quan trọng là phải hỏi cảm giác của người được trị liệu. Tuy nhiên, nhiều khi người được trị liệu cũng không biết là làm như vậy có ổn không, bởi vì tâm trí họ cũng đang bị trói buộc bởi những cảm xúc tiêu cực đó, nên không đủ sáng suốt để nhận biết vấn đề. Trong trường hợp khó khăn này thì kinh nghiệm của người trị liệu là điều vô cùng quan trọng, những người trị liệu liên tục kinh nghiệm, liên tục quan tâm đến khách hàng của mình và không ngừng học tập sẽ có những giải pháp linh hoạt, phù hợp nhất.

Nhận xét