Luyện Hình: Vùng cột sống cổ 7

 Luyện Hình: Vùng cột sống cổ 7

Luyện Hình: 3 vị trí quan trọng trên cột sống cần thư giãn

Cột sống cần phải liên tục giữ được sự mềm mại

Cột sống đương nhiên là vô cùng quan trọng đối với cơ thể có lẽ vì thế mà nó có tên gọi là cột sống (trụ cột của cuộc sống), cột sống chứa thần kinh trung ương, nó cũng là nơi cửa ngõ ra vào kết nối giữa các tín hiệu thần kinh đi vào và não bộ. Nói về chức năng cột sống thì rất rất nhiều sách vở đã nói rồi vì thế bài viết này chắc chắn sẽ không làm một việc thừa như thế, vì thế trong bài viết này sẽ tập trung phân tích một số điểm trọng yếu nhằm giúp người trị liệu có khả năng bảo vệ cột sống của mình, đồng thời phát huy được những năng lực tiềm ẩn của cơ thể thông qua việc điều chỉnh tư thế của cột sống.

Đôi nét về 3 vùng quan trọng trên cột sống

Nói một cách đơn giản nhất thì cột sống có 3 phần rất dễ hình dung đó là cột sống cổ tức là đoạn cột sống này sẽ giữ cho đầu của chúng ta ở trên và nối với thân. Đoạn ngược lại là thắt lưng và xương cùng cụt nó có chức năng nối phần dưới cơ thể (đùi, chân, bàn chân) vào với thân thông qua vùng khung xương chậu. Đoạn ở giữa hai đoạn này là cột sống ngực, là nơi kết nối với các nội tạng trong cơ thể. Cơ thể con người luôn luôn cần vận động để tồn tại, sự vận động này gồm rất nhiều hình thức khác nhau nhưng chung qui lại thì vẫn là vận động, tức là sự chuyển đổi trạng thái. Có nhiều hình thức vận động khác nhau, trong trị liệu thì người trị liệu cần phải vận động sao cho vừa có lợi cho người bệnh (chữa khỏi bệnh) lại vừa có lợi cho bản thân (giảm tối thiếu sự tiêu hao năng lượng), hay có thể khái quát là hiệu quả tối đa – tiêu hao tối thiểu. Để đạt được khả năng vận động đặc biệt này thì việc đầu tiên là người trị liệu cần phải nắm rõ 3 vùng trọng yếu trên cột sống để liên tục giữ cho chúng được thư giãn, bông lỏng, linh hoạt.

3 vùng quan trọng trên cột sống
3 vùng quan trọng trên cột sống

Vùng thứ 1: cột sống cổ 7

Vùng này bạn có thể tìm thấy dễ dàng bằng cách đưa tay ra phía sau cổ, sẽ thấy một ụ nổi lên cao nhất và khi bạn xoay cổ thì sẽ cảm thấy sự chuyển động tại vùng này thì đây chính là cùng cột sống cổ 7. Để giữ cho vùng cột sống này được thư giãn thì bạn cần phải đưa cằm thu vào trong, đỉnh đầu hướng lên trên, hai dái tai có cảm giác rơi xuống khoảng điểm giữa vai (huyệt kiên tỉnh), lúc này bạn sẽ có cảm giác dường như đầu bạn đang được “nổi trên cổ” cảm giác đầu rất nhẹ nhàng, thoải mái khi di chuyển. Khi bạn đứng im một chỗ, hoặc ngồi một chỗ thì thực hiện điều này sẽ không mấy khó khăn, điều khó khăn là khi bạn bắt đầu thực hiện các động tác như nâng tay, hạ tay, xoay tay… thì lập tức bạn sẽ thấy vùng cổ 7 sẽ thay đổi ngay tức khắc từ trạng thái mềm sang cứng, từ thẳng hàng sang lệch lạc, vì thế mà điều bạn cần phải làm là luôn cố gắng duy trì sự thoải mái của đầu bằng cách buông lỏng vùng cột sống cổ 7 ngay từ khi nó bắt đầu căng.

Hạ vai xuống thấp thì cột sống cổ cũng tự nổi lên 

Đây là một trong những điểm rất độc đáo rất phù hợp với học thuyết âm dương của y học truyền thống, 1 cái lên thì phải có 1 cái xuống, cái lên càng cao thì cái xuống phải càng thấp, lên xuống phải đồng hành với nhau thì mới tạo ra thế cân bằng cho cả hai. Chúng ta sẽ tiếp tục khám phá vùng thứ 2 của cột sống trong bài viết tới đây.


Nhận xét